3 Quy trình chống thấm PHỔ BIẾN NHẤT hiện nay
Chống thấm là một trong những công việc vô cùng quan trọng trong khi thi công công trình. Tùy từng vị trí mà quy trình chống thấm sẽ khác nhau. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn 3 quy trình thực hiện chống thấm phổ biến nhất hiện nay.
Xem thêm: 6 ĐIỀU CẦN BIẾT TRONG QUY TRÌNH CHỐNG THẤM CHO NHÀ MỚI XÂY
Tại sao cần phải chống thấm?
Khi thi công các công trình xây dựng nhưng không thực hiện chống thấm là một thiếu sót và sai lầm vô cùng nghiêm trọng. Bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến độ bền cũng như chất lượng công trình.
Nếu không thực hiện quy trình chống thấm thì nhà dễ bị thấm dột, nguy cơ phải tu sửa, tháo dỡ và tốn kém cả về mặt thời gian lẫn chi phí. Do đó, việc chống thấm cho nhà ở, bể bơi, sàn mái,…là điều vô cùng cần thiết và quan trọng.
Các quy trình chống thấm hiện nay
Dưới đây là một số quy trình thực hiện chống thấm phổ biến nhất hiện nay:
1. Quy trình chống thấm cho nhà vệ sinh
Khi thực hiện chống thấm cho nhà vệ sinh cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
+ Lưới thủy tinh gia cố
+ Keo sika
+ Vật liệu chống thấm
+ Chất phụ gia
+ Màn đàn hồi xi măng polymer
+ Vữa rót không co ngót.
Cách thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công
Đây là khâu quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến độ bền và chất lượng của lớp cữa chống thấm.
Theo đó bạn cần loại bỏ sạch bụi bẩn và các lớp vữa thừa trên bề mặt. Các vết nứt lớn cần dùng keo trám lại.
Bước 2: Chống thấm cổ ống
Đục và tẩy miệng cổ ống theo hình miệng loa. Sau đó rửa sạch miệng cổ ống bằng nước sạch. Tiếp theo bạn chèn kín cổ ống rồi quét kết dính hồ dầu trộn cùng xi măng theo tỉ lệ thích hợp. Sau đó trộn vói nước sạch rồi đổ vào cổ ống.
Bước 3: Trát bo dốc chân tường bao với sàn bê tông
Đắp chân tường bằng bao vữa xi măng với cát vàng theo tỉ lệ 1:1.
Bước 4: Xử lý chống thấm
Quét lót toàn bộ chân tường giữa gạch xây và sàn bằng cách dùng vữa hồ dầu kết hợp cùng nước, xi măng.
Bước 5: Dùng màng đàn hồi chống thấm
Dùng chổi quét lên toàn bộ bề mặt sàn, chân tường. Lớp thứ hai cách lớp thứ nhất 2 – 3 tiếng.
Bước 6: Nghiệm thu và thử nước
1 ngày sau khi hoàn thành thi công, các bạn ngâm thử nước trong 24 giờ và nghiệm thu. Sau đó cần trát thêm lớp vữa láng bảo vệ chống thấm.
2. Quy trình chống thấm bể nước
Việc chống thấm cho bể nước về cơ bản tương tự chống thấm cho nhà vệ sinh. Cụ thể các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị và vệ sinh sạch sẽ bề mặt chống thấm.
Bước 2: Khắc phục các vị trí khiếm khuyết của bê tông trên bể nước.
Bước 3: Xử lý tình trạng thoát nước.
Bước 4: Vệ sinh lại bề mặt chống thấm.
Bước 5: Thi công chống thấm bằng keo dán gạch.
Bước 6: Kiểm tra và nghiệm thu.
Bước 7: Làm láng để tạo độ dốc và ốp gạch.
3. Quy trình chống thấm sàn mái
Dưới đây là các bước chống thấm cho sàn mái hiệu quả:
Bước 1: Trát và chuẩn bị bề mặt tường phẳng.
Bước 2: Quét lót toàn bộ chân tường giữa sàn và tượng gạch xây bằng xi măng+ vữa hồ dầu Fosmix Primer +nước.
Bước 3: Quét hoặc toàn bộ sàn, chân tường bằng chất quét lót Fosmix Primer với định mức 1kg Fosmix Primer/ 10-12 m2.
Bước 4: Trộn hỗn hợp hoá chất tạo màng chống thấm đàn hồi xi măng Fosmix Flex 250 bằng máy khoan tay loại mạnh tốc độ chậm (600v/p) gắn với lưỡi trộn thích hợp.
Bước 5: Thi công 2 lớp hỗn hợp màng chống thấm Fosmix Flex 250 bằng chổi quét lên trên toàn bộ bề chân tường, sàn bê tông hộp kỹ thuật đã được dải lưới.
Bước 6: 1 ngày sau thi công lớp chống thấm bạn tiến hành ngâm thử nước trong vòng 24h rồi tiến hành nghiệm thu.
Bước 7: Sau khi rút hết nước, để lớp vật liệu chống thấm khô thường là sau 2-3 ngày. Tiến hành cán lớp vữa chống thấm có trộn Fosmix Liquid N800 bảo vệ.
Trên đây là tổng hợp 3 quy trình chống thấm phổ biến nhất hiện nay. Tùy từng khu vực nhất định mà cách thực hiện chống thấm sẽ có sự khác nhau. Chúc các bạn thực hiện thành công!