Những tác hại do thấm tường gây ra
Thấm dột được ví như một căn bệnh “ám ảnh” mọi công trình, bởi vì nó là nguyên nhân hàng đầu khiến cho chất lượng công trình nhanh chóng đi xuống. Không chỉ vậy, thấm dột còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, đe dọa đến sức khỏe và sự an toàn của các thành viên trong gia đình.
Trong bài viết này chúng ta cùng trao đổi về những tác hại do thấm tường gây ra và biện pháp xử lý dứt điểm loại bỏ thấm dột cho ngôi nhà của bạn nhé!
1. Thấm tường gây hư hỏng kết cấu dầm, cửa
Khi thấm dột xảy ra, ngôi nhà xuất hiện những vết nứt hay bong tróc của bê tông, dấu hiệu này cho thấy công trình của bạn đã bị xuống cấp trầm trọng.
Thấm dột gây hỏng kết cấu dầm, cửa
Như trong hình ảnh các bạn có thể thấy. Trên tường đã xuất hiện các vết nứt khá rõ ràng tại vị trí dầm gần với cửa. Đây là một trong những tác hại do thấm dột lâu ngày gây lên.
Nếu không xử lý chống thấm triệt để, kết cấu của toàn bộ ngôi nhà có thể bị ảnh hưởng theo. Đây là một trong những nguy cơ tiềm ẩn gây nguy hiểm khôn lường.
2. Thấm tường gây rêu mốc mất thẩm mỹ
Thấm tường gây ra rêu mốc
Gây ra rêu mốc mất thẩm mỹ có lẽ là tác hại rõ ràng nhất của thấm dột mà ai trong chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy.
Sự xuất hiện của thấm dột không chỉ khiến cho sơn bị loang màu, nhạt màu. Mà nó còn là điều kiện lý tưởng cho rêu, mốc sinh sôi và phát triển. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến mỹ quan của ngôi nhà. Về lâu về dài, tại những vị trí rêu mốc còn tiềm ẩn những vi khuẩn, những mối nguy hại đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình của bạn.
3. Thấm tường gây chập cháy điện nguy hiểm
Thấm tường gây chập cháy điện nguy hiểm
Có thể bạn chưa biết, dưới ảnh hưởng của thấm dột thì những ổ điện và các thiết bị điện âm tường bị “ngấm” nước lâu ngày sẽ bị hư hỏng… Do đó, làm giảm độ bền của các vật dụng điện tử trong nhà: tivi, tủ lạnh, máy giặt…
Đặc biệt nhất, những thiết bị điện hay ổ điện được lắp ngầm vốn được cho là an toàn, thì giờ đây chúng trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết. Bởi khi tường bị thấm ẩm vô tình trở thành điều kiện tuyệt vời cho sự truyền điện. Chính vì vậy, có thể nói thấm tường là nguyên nhân hàng đầu gây ra các sự cố chạm mạch, cháy nổ, điện giật…. vô cùng nguy hiểm.
4. Biện pháp xử lý chống thấm tường hiệu quả
Chống thấm tường ngay từ khi bắt đầu xây dựng
Dân gian đã có câu “phòng còn hơn chống”. Trong xây dựng cũng vậy, vấn đề chống thấm luôn phải đặt lên hàng đầu. Có như vậy bạn mới hạn chế được các tác hại cho thấm tường gây ra.
Việc chống thấm phải được thực hiện ngay từ ban đầu, tức là chống thấm ngay sau khi xây dựng. Chống thấm khi mà lớp bê tông chưa khô hẳn giúp cho hợp chất chống thấm ăn sâu từ đó mang lại khả năng chống thấm hiệu quả.
Đối với những công trình đã đưa vào sử dụng rồi mới tiến hành chống thấm. Đây chỉ được xem như một phương pháp đối phó tạm thời. Bởi đơn giản trên thị trường hiện nay, chưa có bất cứ một kỹ thuật hay sản phẩm chống thấm nào có tác dụng chống thấm vĩnh cửu.
Cách khắc phục khi tường bị thấm
Khi thấm dột xảy ra, muốn giải quyết triệt để thì cần phải bóc dỡ và tiến hành chống thấm cẩn thận lại toàn bộ bề mặt. Đồng thời, bạn có thể xử lý chống thấm ở những vị trí thấm khác nhau như sau:
Vị trí trần nhà
- Đối với những trần nhà chỉ mới xảy ra hiện tượng thấm dột thì bạn có thể khắc phục bằng cách dùng sơn chống thấm khô nhanh trong 1- 2 giờ.
- Còn trong trường hợp trần nhà bị thấm dột nghiêm trọng thì cần phải xử lý thật kỹ ở vị trí thấm dột. Sau đó hãy phủ lên bề mặt bằng sợi thủy tinh, keo chống thấm, sau đó tiến hành trét xi măng lại.
Vị trí mái nhà
- Chống thấm cho những vị trí ở mái nhà, bạn nên trám bít hoặc dùng tấm nhôm mỏng để che nước.
- Trong trường hợp các máng xối thoát nước không kịp thì thay mới máng xối lòng sâu. Hoặc bạn cũng có thể đục thêm lỗ thoát nước, hoặc đổ vữa xi măng trộn phụ gia chống thấm. Đối với các vết nứt trên máng xối, ô văng, sân thượng cũng dùng cách này nhưng dày hơn.
Thấm do nứt tường
- Thấm do nứt tường cần trám vữa xi măng, xử lý với lớp chống thấm chuyên dụng rồi sơn lại tường.
- Nếu thấm do bị nứt kết cấu thì dùng keo chuyên dụng bơm đầy, phủ tiếp lớp chống thấm có gốc xi măng kháng nước lên rồi trát vữa.
Thấm tường từ bên ngoài
Thấm tường từ bên ngoài thì cần thi công thêm bả tường để chống thấm. Trát tường thêm một lớp chống thấm chuyên dụng.
Tường cũ bị thấm nước
Đối với tường cũ bị thấm, trước tiên, bạn cần tiến hành cạo sạch bụi bẩn, nấm mốc và vệ sinh sạch sẽ. Sau đó thi công sơn chống thấm như bình thường
Kết luận!
Những tác hại do thấm tường gây ra đã được chúng tôi đề cập tới trong bài viết này. Hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích để mọi người cùng đề cao việc chống thấm trong xây dựng.